Lịch sử hoạt động USS Cobia (SS-245)

1944

Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại các vùng biển ngoài khơi New London, ConnecticutNewport, Rhode Island, Cobia chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Nó khởi hành từ Căn cứ Tàu ngầm Hải quân New London, băng qua kênh đào Panama và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 3 tháng 6, 1944.[1]

Chuyến tuần tra thứ nhất

Lên đường vào ngày 26 tháng 6 cho chuyến tuần tra đầu tiên, Cobia hoạt động tại khu vực quần đảo Bonin. Nó đã lần lượt đánh chìm các tàu buôn Taishi Maru (2.800 tấn) vào ngày 13 tháng 7, Unkai Maru số 10 (855 tấn) vào ngày 17 tháng 7, và Nisshu Maru (7.785 tấn) vào ngày 18 tháng 7. Nisshu Maru đang trên đường vận chuyển Trung đoàn Xe tăng 26 đến tăng cường cho Sư đoàn 109 Lục quân Nhật Bản trú đóng tại Iwo Jima; và việc chiếc tàu vận tải này bị đánh chìm cũng khiến bị họ mất 28 xe tăng, mãi cho đến khi 22 chiếc khác được gửi đến thay thế vào tháng 12. Đến ngày 20 tháng 7, Cobia đánh chìm ba tàu vũ trang nhỏ trong một trận chiến trên mặt biển; một tàu đối phương đã húc vào chiếc tàu ngầm khiến nó bị hư hại nhẹ, nhưng vẫn có thể tiếp tục chuyến tuần tra. Vào ngày 5 tháng 8, nó tiếp tục đánh chìm một tàu buồm (khoảng 500 tấn) và bắt được một tù binh chiến tranh. Nó quay về Majuro để được tái trang bị từ ngày 14 tháng 8.[1]

Chuyến tuần tra thứ hai và thứ ba

Trong chuyến tuần tra thứ hai từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 5 tháng 11 tại khu vực eo biển Luzon, Cobia thường xuyên bị máy bay đối phương bắn phá. Nó bắt được thêm hai tù binh Nhật Bản trôi nổi trên biển vào ngày 22 tháng 10, sau khi tàu của họ bị một tàu ngầm khác đánh chìm. Con tàu quay trở về Fremantle, Australia khi kết thúc chuyến tuần tra để được tái trang bị.[1]

Lên đường vào ngày 30 tháng 11 cho chuyến tuần tra thứ ba tại khu vực biển Đông, Cobia trinh sát eo biển Balabac từ ngày 12 tháng 12 đến ngày 8 tháng 1, 1945, và đã đánh chìm tàu rải mìn Yurishima (720 tấn) ngoài khơi bờ biển Malaya thuộc Anh vào ngày 14 tháng 1. Khi trồi lên mặt nước để trinh sát con tàu bị đánh chìm, nó bị một máy bay ném bom đối phương tấn công. Sang ngày hôm sau nó cứu vớt và bắt làm tù binh hai binh lính Nhật đã trôi nổi trên một chiếc bè trong gần 40 ngày. Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về vào ngày 24 tháng 1, và được tái trang bị cho đến ngày 18 tháng 2.[1]

1945

Chuyến tuần tra thứ tư

Đi đến vùng biển Java cho chuyến tuần tra thứ tư, vào ngày 26 tháng 2, Cobia đối đầu với hai tàu vận tải nhỏ và đánh chìm được cả hai. Tuy nhiên hỏa lực súng máy chống trả của đối phương đã gây hư hại dàn ăn-ten radar và khiến một thủy thủ tử trận. Nó quay trở về Fremantle để sửa chữa từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 3 trước khi tiếp nối chuyến tuần tra. Tại biển Java vào ngày 8 tháng 4, nó cứu vớt bảy thành viên thuộc đội bay của một máy bay ném bom Không lực Hoa Kỳ. Sau đó chiếc tàu ngầm quay trở về vịnh Subic để tái trang bị từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 9 tháng 5.[1]

Chuyến tuần tra thứ năm và thứ sáu

Trong chuyến tuần tra thứ năm tại vịnh Thái Lan, Cobia tấn công một tàu chở hàng vào ngày 14 tháng 5, nhưng bị tàu rải mìn Hatsutaka thả mìn sâu ngăn chặn. Đến ngày 8 tháng 6, nó lại tấn công một đoàn tàu vận tải và đánh chìm chiếc tàu chở dâu Ninshin Maru số 22' (834 tấn) và tàu đổ bộ Hakusa (3.841 tấn).[1]

Sau khi được tái trang bị tại Fremantle từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 18 tháng 7, Cobia lên đường cho chuyến tuần tra cuối cùng. Sau khi đổ bộ một đội trinh sát tình báo lên bờ biển đảo Java vào ngày 27 tháng 7, nó làm nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu phục vụ cho các cuộc không kích xuống Đài Loan cho đến khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Con tàu quay trở về Saipan vào ngày 22 tháng 8.[1]

Được lệnh quay trở về Hoa Kỳ, Cobia đi ngang qua Trân Châu Cảng trước khi về đến vùng bờ Đông, và tiếp tục viếng thăm New YorkWashington D.C. trước khi đi đến Căn cứ Tàu ngầm Hải quân New London. Nó được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 22 tháng 5, 1946, và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương.[1] [2][14]

1951 - 1954

USS Cobia vào năm 2006USS Cobia tại Bảo tàng Hàng hải Wisconsin

Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6, 1950, Cobia được cho tái biên chế trở lại vào ngày 6 tháng 7, 1951.[1][2][14] Con tàu được sử dụng như một tàu huấn luyện để phục vụ vào việc huấn luyện nhân sự thuộc Hải quân Dự bị Hoa Kỳ cũng như cho học viện tại Căn cứ Tàu ngầm Hải quân New London cho đến ngày 29 tháng 10, 1953, khi nó được đưa về thành phần dự bị tại Xưởng hải quân Portsmouth. Sau khi được đại tu, nó được kéo đến New London, và một lần nữa được cho xuất biên chế vào ngày 19 tháng 3, 1954, và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương.[1][2][14]

Đến năm 1959, sau khi được cho là không còn phù hợp để tiếp tục phục vụ, Cobia được chuyển đến Trung tâm Hải quân Dự bị tại Milwaukee, Wisconsin, và được sử dụng như một tàu huấn luyện tĩnh trong hơn một thập niên tiếp theo. Nó được xếp lại lớp như một "tàu ngầm phụ trợ" với ký hiệu lườn mới AGSS-245 vào ngày 1 tháng 12, 1962.[2][14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: USS Cobia (SS-245) http://tps.cr.nps.gov/nhl/detail.cfm?ResourceId=19... http://focus.nps.gov/AssetDetail/NRIS/86000087 http://focus.nps.gov/pdfhost/docs/NHLS/Photos/8600... http://focus.nps.gov/pdfhost/docs/NHLS/Text/860000... http://nrhp.focus.nps.gov/natreg/docs/All_Data.htm... http://www.ibiblio.org/hyperwar/Japan/IJN/JANAC-Lo... http://www.navsource.org/archives/08/08245.htm http://wisconsinmaritime.org/ http://www.wisconsinmaritime.org/the-submarine-exp... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...